Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Cuộc hành hình lạ lùng nhất trong lịch sử Việt Nam
Khi đã mồ yên mả đẹp, mộ Lê Văn Duyệt vẫn bị vua Minh Mạng cho san bằng, dựng bia đá đề: Chỗ hoạn quan lộng quyền Lê Văn Duyệt chịu tội chết.

 



Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn.

 

Tả quân Quận công Lê Văn Duyệt (1764 – 1832) là một công thần trụ cột của nhà Nguyễn. Ông đã theo tòng chúa Nguyễn Phúc Ánh từ năm 17 tuổi, cùng với chúa Nguyễn Phúc Ánh và các tướng lĩnh khác lấy thành Bình Định, chiếm thành Phú Xuân, thu đất Bắc Hà về cho nhà Nguyễn, giữ chức Tổng trấn Gia Định Thành 2 lần: từ năm 1812 đến năm 1815 (triều vua Gia Long) và từ năm 1820 đến năm 1832 (triều vua Minh Mạng). Thế nhưng điều đáng nói trong cuộc đời của Lê Văn Duyệt chính là bản án mà triều đình đã giáng xuống ngôi mộ của ông.

 

Từ khi con nuôi Lê Văn Duyệt là Lê Văn Khôi nổi loạn chiếm thành Phiên An (tức thành Gia Định) vào năm 1833, vua Minh Mạng thường ban trách Lê Văn Duyệt, dù ông đã mất. Năm 1835, sau khi triều đình dẹp xong cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi, Phan Bá Đạt ở Đô Sát viện dâng sớ kể tội Lê Văn Duyệt, xin truy đoạt quan chức, vợ con phải giải về Hình bộ xét tội. Minh Mạng dụ cho đình thần nghị xử. Vài hôm sau có nhóm nội các là Hà Quyền, Nguyễn Tri Phương và Hoàng Quýnh nghị tội Lê Văn Duyệt có sáu điều, được vua ưng chuẩn giao đình thần kết án. Án nghị Lê Văn Duyệt có bảy tội phải chém, hai tội phải thắt cổ, một tội phải sung quân. Nhưng trong suốt quá trình làm quan, Lê Văn Duyệt và Minh Mạng đã có nhiều mâu thuẫn.

 

Trước khi có biến cố thành Phiên An do Lê Văn Khôi gây ra thì mối quan hệ giữa vua Minh Mạng và Lê Văn Duyệt vẫn rất bình thường, thậm chí Lê Văn Duyệt còn là một trong những vị quan được vua Minh Mạng nể trọng. Sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ”, Quyển 64 năm Minh Mạng thứ 11 (1830) có chép: Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt dâng sớ xin về Kinh thành chúc thọ. Vua dụ rằng: “Xem lời trong sớ đủ thấy tấm lòng thành của khanh. Nhưng nghĩ khanh nay tuổi đã già yếu lại vừa mới khỏi ốm, chính nên tĩnh tâm để điều dưỡng. Vả lại, Gia Định là trọng trấn của một phương, khanh nên lưu lại làm việc, gia tân trù biện để Trẫm khỏi phải lo nghĩ về phương Nam. Như thế hơn việc chúc thọ ở khuyết đình nhiều lắm”.

 

Thế nhưng, khi Lê Văn Duyệt đã mồ yên mả đẹp, một kỳ án có một không hai trong lịch sử đã xảy ra. Vua Minh Mạng quyết định cho san phẳng mộ Lê Văn Duyệt, dựng bia đá trên khắc 8 chữ: “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ” - Chỗ hoạn quan lộng quyền Lê Văn Duyệt chịu tội chết.

 

Sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ”, Quyển 162, năm Minh Mạng thứ 16 (1835) chép về tội án của Lê Văn Duyệt như sau: Duyệt vì lời nói và việc làm bội nghịch, có 7 tội đáng chém: 1- Sai người riêng của mình sang Diến Điện kết ngoại giao ngầm. 2- Xin đưa thuyền Anh Cát Lợi đến kinh thành để tỏ mình có quyền. 3- Xin giết Thị vệ Trần Văn Tình để khóa miệng người khác. 4- Dâng sớ chống lại mệnh vua, có xin cho viên quan đã bổ thụ đi nơi khác được lưu lại và điều một viên quan đi làm việc khác khi đã có chiếu chỉ tuyên triệu. 5- Kết bè đảng và xin cho Lê Chất được thêm tuổi thọ. 6- Dấu riêng những giấy đóng sẵn ấn Ngự bảo. 7- Gọi mộ tiên nhân là “lăng”, đối với người tự xưng là “cô”…

 

Vua dụ rằng: “Thế đủ thấy lẽ trời sáng tỏ công khai, đạo công tồn tại ở ta thực không thể bưng bít. Kẻ quyền gian gây vạ cả thiên hạ đều giận, mọi việc ác đều dồn vào, muôn miệng cùng nói như một, đủ tỏ là cái án đích xác, nghìn năm bất dịch. Vả, tội của Lê Văn Duyệt đếm tội cũng không kể hết, nói đến đau lòng, dù bổ áo quan mà phanh thây cũng không oan. Song nghĩ, hắn chết đã lâu, trước chịu tội âm rồi, lại đã truy đoạt quan tước nắm xương khô trong mả nay cũng chẳng thèm gia đình.

 

Vua Minh Mạng sai Đốc phủ Gia Định lập tức san mồ mả thành đất phẳng, dựng bia đá ở trên khắc 8 chữ: “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ” - Chỗ hoạn quan lộng quyền Lê Văn Duyệt chịu tội chết. Ý đồ của Minh Mạng là “Để nêu rõ tội danh sau khi chết mà làm sáng tỏ phép nước về sau này và để làm gương răn cho những kẻ quyền gian muôn đời… Đạo dụ này cho sao lục phát đi trong kinh và ngoài các tỉnh mỗi nơi một bản khiến cho ai nấy đều biết triều đình thi hành pháp luật một mực chí công, rõ ràng cân nhắc lưỡi gươm ba thước, nghiêm cẩn nêu cao rìu búa nghìn thu”.

 

Mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định bị cuốc bằng và bị xiềng xích. Các ngôi mộ cha mẹ ông bị đục bỏ tước hiệu khắc trên bia. Vụ án Lê Văn Duyệt khép lại để lại nhiều ẩn khuất. Có lẽ ở bên kia thế giới, Lê Văn Duyệt cũng không biết được rằng khi ông mất đi, đã có một bản án được thực hiện ngay trên ngôi mộ của mình. Cũng cần nói rằng, đây là vụ án có một không hai trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam nói chung và lịch sử vương triều Nguyễn nói riêng.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Đại Việt thời Trần đã 'thoát Trung' như thế nào? (26-05-2016)
    Vua Duy Tân: Nước bẩn thì lấy máu mà rửa (17-05-2016)
    Thành Đa Bang và trận đánh quyết định số phận nhà Hồ (10-05-2016)
    10 chiến dịch quân sự khó tin trong lịch sử Việt Nam (05-05-2016)
    Vì sao Thanh Hóa là cái nôi sản sinh vua chúa Việt? (28-04-2016)
    Ẩn số lịch sử về Hùng Kính Vương - vị Vua Hùng thứ 19 (21-04-2016)
    Một cái nhìn về cuộc cải cách chính trị của Hồ Quý Ly (13-04-2016)
    22 lá thư gửi cho kẻ thù của vua Trần Nhân Tông (06-04-2016)
    Cuộc sinh tồn và sự thất truyền của văn minh Việt cổ (02-04-2016)
    Những nhà sáng chế nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam (30-03-2016)
    Chuyến đi sứ lâu nhất trong lịch sử Việt Nam (27-03-2016)
    Truyền thống thạo thủy chiến của dân tộc Việt Nam (22-03-2016)
    Ẩn số về núi Nùng huyền thoại của kinh thành Thăng Long (18-03-2016)
    Chuyện nàng công chúa lấy 2 vua đối địch làm chồng trong sử Việt (11-03-2016)
    14 lần xâm lược nước Việt của giặc phương Bắc (07-03-2016)
    Những thú ăn chơi khác người của vua chúa Việt (02-03-2016)
    4 công chúa ảnh hưởng nhất trong lịch sử Việt Nam (27-02-2016)
    Số phận 3 Đàn Xã Tắc trong lịch sử Việt Nam (20-02-2016)
    Các vĩ nhân tuổi Thân lừng danh lịch sử Việt Nam (16-02-2016)
    Những vị vua Việt lên ngôi ngày Tết Nguyên Đán (14-02-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152858683.